Theo dự kiến, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi và đường truyền internet đủ tốt, đoàn công tác của SAGI và ExploraScience Quy Nhơn sẽ tổ chức tường thuật trực tiếp sự kiện này trên kênh facebook của ExploraScience Quy Nhơn và các kênh liên quan. Tại Việt Nam, các tỉnh thành từ Thừa Thiên Huế trờ vào có thể quan sát được nhật thực một phật với độ che phủ thấp (từ 0.1% đến khoảng 8%).
Diễn biến của nhật thực tại Đông Timor theo giờ Việt Nam như sau:
- Pha nhật thực một phần bắt đầu: 09:46:37 (GMT+7)
- Pha nhật thực toàn phần bắt đầu: 09:46:37 (GMT+7)
- Nhật thực đạt cực đại: 11:21:34 (GMT+7)
- Pha nhật thực toàn phần kết thúc: 11:22:50 (GMT+7)
- Pha nhật thực một phần kết thúc: 12:57:10 (GMT+7)
Nhật thực là một sự kiện thiên văn học bình thường nhưng hiếm gặp, do đó thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Khi quan sát nhật thực cần lưu ý sử dụng kính lọc chuyên dụng dành riêng cho quan sát Mặt Trời, hoặc quan sát nhật thực một cách gián tiếp bằng các dụng cụ hứng ảnh. Tuyệt đối không nhìn vào Mặt Trời bằng mắt trần hoặc bằng các loại kính râm hay phim màu.
Các thông tin về chuyến công tác và nhật thực ngày 20 tháng Tư 2023 tại Đông Timor sẽ được cập nhật trong các bản tin tiếp theo.
Thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại trang web của SAGI: https://ifirse.icise.vn/2023/03/27/nhatthuc2023/
Xem thêm về Mô phỏng diễn biến và đường đi của nhật thực ngày 20 tháng Tư, 2023. Credit: NASA
http://ifirse.icise.vn/wp-content/uploads/2023/03/SE2023Apr20H.gif